Banh Trung Thu

Người theo dõi

Translate

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

Những thói quen hằng ngày tưởng vô hại nhưng lại là thủ phạm khiến hóa đơn tiền điện tăng đột biến

 Những thói quen hàng ngày có thể tăng tiền điện mà bạn không biết

Tuy nhiên, trên thực tế, tiết kiệm điện nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt trong gia đình như sử dụng các thiết bị điện đúng cách để giảm điện năng tiêu thụ nhất.

Không rút điện cục sạc pin

ảnh minh họa

Đây là thói quen của đa số người dùng cục sạc pin điện thoại, cục sạc pin máy tính v.v... Người dùng không rút cục sạc ra khỏi nguồn điện mặc dù không xài vì nghĩ rằng cục sạc là thiết bị nhỏ sẽ không tiêu tốn bao nhiêu điện. Thực tế, một cục sạc khi được cắm vào ổ điện vẫn tiêu tốn điện năng cho dù không có thiết bị nào được kết nối.

Không rút phích cắm các thiết bị điện khi không sử dụng

Ích rút phích cắm các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng như ti vi, máy quạt,... là cách tiết kiệm điện năng hiệu quả, bởi bạn không sử dụng nhưng vẫn để nguyên phích cắm thì tình trạng tiêu tốn điện năng vẫn xảy ra.
Bật/tắt điều hòa liên tục

Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ trong chốc lát, là lập tức tắt máy điều hòa để tiết kiệm điện. Hoặc có trường hợp bật điều hòa thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì bật trở lại. Tuy nhiên, cách bật/ tắt này khiến máy lạnh phải khởi động nhiều gây tốn điện. Theo một số nghiên cứu, lượng điện tiêu thụ để khởi động và làm lạnh tới mức nhiệt yêu cầu tốn gấp 3 lần so với chỉ hoạt động để giữ mức nhiệt đó.

ảnh minh họa

Ngoài ra, bật/tắt nhiều lần cũng làm giảm tuổi thọ đáng kể của điều hoà. Hơn nữa, việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em.

Đặt nhiệt độ trong phòng quá thấp

Nhiều người sử dụng điều hòa có thói quen đặt nhiệt độ thấp (khoảng 16-20 độ C) với mong muốn phòng mát nhanh hay cảm giác thoải mái trong những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, trên thực tế khi thời tiết ngoài trời lên đến 40 độ C, việc cài đặt nhiệt độ của điều hòa ở mức 16 độ C cũng không có nghĩa lý gì vì dù có hoạt động thế nào, điều hòa nhiệt độ cũng không thể làm lạnh đến mức nhiệt như vậy. Thậm chí nếu liên tục để mức nhiệt thấp như vậy, điều hòa sẽ rất dễ quá tải hoặc giảm tuổi thọ đáng kể.

Ngoài ra, cơ thể bạn cũng sẽ khó thay đổi kịp khi bạn ra vào phòng điều hòa đặt nhiệt độ quá thấp. Vì vậy, nên đặt nhiệt độ trong khoảng 25-27 độ C, như vậy vừa đảm bảo sự thoải mái trong sinh hoạt, vừa đỡ tốn điện.

Bật bình nóng lạnh liên tục



Đa số các gia đình đều sử dụng binh nóng lạnh và thường bật điện suốt ngày trong quá trình sử dụng với mục đích có nước nóng dùng bất cứ lúc nào. Nhưng thói quen đó sẽ khiến lượng điện tiêu thụ của nhà bạn tăng lên đột biến. Các chuyên gia khuyên người dùng chỉ nên bật điện máy nước nóng khoảng 10-20 phút trước khi sử dụng và ngắt điện khi không sử dụng máy, sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng và phòng tránh cháy nổ máy nước nóng vì hoạt động quá công suất.

Cắm cơm lâu trước giờ ăn

Nhiều người có thói quen cắm cơm trước từ 1-2 tiếng, thậm chí là cả ngày vì nồi có chế độ ủ nóng. Tuy nhiên thì việc ủ cơm giữ nhiệt như vậy rất tốn điện năng. Tốt nhất là bạn nên cắm trước khi ăn 45 phút, vì cơm vừa nấu xong sẽ ngon hơn là việc bạn cắm từ trước.

Để tủ lạnh còn trống hoặc quá đầy thức ăn

Có những khi thức ăn trong tủ lạnh quá ít, khoảng trống trong tủ quá nhiều, làm tủ phải chạy với công suất lớn để duy trì nhiệt độ ổn định. Tương tự, khi tủ lạnh chứa quá nhiều thức ăn, sự lưu thông khí lạnh bị ngăn cản, tủ cũng phải hoạt động với công suất lớn hơn để làm lạnh, sẽ gây tốn điện. Do đó, khi mua tủ lạnh, bạn hãy mua loại tủ có kích cỡ, dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình.

Đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh

ảnh minh họa

Đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh sẽ khiến hơi nóng tỏa ra, làm ấm không khí bên trong. Khi đồ ăn tỏa ra hơi nóng, nhiệt độ trong tủ lạnh tăng lên, máy nén tủ lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn để nhiệt độ trong tủ giảm xuống, từ đó gây lãng phí điện năng. Bạn chỉ nên cho thức ăn đã nguội vào tủ lạnh bảo quản.

Cho quá nhiều quần áo vào máy giặt

Nhiều người có thói quen giặt đồ sau 1 tuần làm việc bận rộn. Tuy nhiên, lượng quần áo cho vào máy giặt quá nhiều sẽ khiến máy giặt hoạt động với công suất lớn. Đôi khi, máy giặt xảy ra tình trạng quá tải làm lượng điện tiêu thụ tăng cao, đồng thời độ bền của máy giặt giảm xuống nhanh chóng.
(Theo Nhịp sống kinh tế)

>>>  Xem 5 cách đơn giản nhưng giúp bạn tiết kiệm tiền điện sinh hoạt mùa dịch không ngờ
>>> Xem Đi bộ có lợi cho sức khỏe như thế nào ?
>>> Xem Cách chi tiêu thông minh và tiết kiệm nhiều hơn khi bạn biết điều này
>>> Xem Sai lầm khiến bạn càng già càng nghèo

>>> xem 6 thứ quen thuộc này đừng mua trong siêu thị <<<



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết mới nhất

Chia Sẻ Cách Quản Ly Tài Chính Cá Nhân 2022

 Là một ông bố "làm việc toàn thời gian tại nhà" và là nguồn thu nhập chính trong gia đình, Nên tôi đã có bí quyết gì để tích lũy ...