Banh Trung Thu

Người theo dõi

Translate

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

Bài học mất trăm triệu vì trả nợ thẻ tín dụng

 Nhiều người quên thanh toán mức tối thiểu 50.000đ - 150.000 đồng của thẻ tín dụng, khiến thiệt hại liên quan hàng trăm triệu đồng

Thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ chi tiêu, giúp người sử dụng khi cần mua gì đó nhưng lương chưa kịp "ting ting" về vẫn có thể mua được, nhưng hậu quả cũng vô cùng to lớn nếu không đủ hiểu biết về nó.

Tôi xin chia sẻ vài câu chuyện xung quanh vấn đề này:


Quên thanh toán 50.000đ thẻ tín dụng, thiệt hại 140 triệu đồng

Anh An dùng thẻ tín dụng tại ngân hàng X, và có một khoản vay mua nhà 5,5 tỷ tại ngân hàng Y với lãi suất khuyến mãi hai năm đầu cố định 8,5%/năm. Tháng 9 vừa rồi, khoản chi tiêu thẻ tín dụng của anh là 1.350.000 đồng, cần thanh toán tối thiểu 50.000 đồng trước 14/10. Số tiền quá nhỏ nên anh không để ý và quên mất.

Đến 26/10, bên Ngân hàng Y liên hệ báo anh đã bị nhảy sang nợ Nhóm 2 (trong 5 Nhóm Nợ của Ngân hàng Nhà Nước), nên bị mất lãi khuyến mãi 8,5%/năm, phải áp dụng lãi thả nổi bình thường hiện tại của ngân hàng họ là 10,4%/năm.

Tá hỏa kiểm tra lại, anh mới phát hiện ra mình đã bị quá hạn thanh toán khoản tiền 50.000 đồng thẻ tín dụng của ngân hàng X. Xem kỹ lại hợp đồng tín dụng với ngân hàng Y, điều kiện để anh được hưởng lãi khuyến mãi cũng được ghi rất rõ trong hợp đồng, nghĩa là chỉ cần anh bị nhảy sang nhóm 2 là sẽ bị mất ngay khoản lãi ưu đãi này. Cay đắng hơn là dù anh có thanh toán đầy đủ lại khoản tiền 50.000 đồng cho ngân hàng X và được X chuyển về lại nhóm 1, anh vẫn bị mất lãi khuyến mãi tại ngân hàng Y.

Khoản vay này đã được 6 tháng, vậy anh đã bị mất lãi khuyến mãi 8,5% của 1,5 năm cho số tiền gốc còn lại, tính nhẩm sơ sơ là mất : (10,4% - 8,5%)/năm x 1,5 năm x 5,4 tỷ, trừ đi số lãi hàng tháng giảm dần do tiền nợ gốc đóng hàng tháng trong 1,5 năm tới, thì thiệt hại khoảng 140 triệu đồng.

Cẩn trọng với chi tiêu thẻ tín dụng và cần chú ý lịch sử tín dụng cá nhân

Ba bài học trên cho chúng ta thấy: Chi tiêu thẻ tín dụng "tưởng đơn giản vô thưởng vô phạt, tưởng có thể vô tư xài trước tiền không phải của mình, xài xong tưởng có thể thanh toán trễ thoải mái", nhưng thực tế hậu quả lại nghiêm trọng vô cùng.

Các khoản chi tiêu thẻ tín dụng tuy nhỏ nhưng cũng là một dạng "khoản vay", vẫn đánh giá lịch sử tín dụng trên hệ thống CIC - Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - và vẫn gây ảnh hưởng trực tiếp cho các khoản vay khác. Việc phân loại Nhóm Nợ được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Hệ thống CIC đánh giá lịch sử nợ theo 5 nhóm sau:

Trong đó, nợ Nhóm 1 là chuẩn chỉnh nhất, hồ sơ đẹp nhất, dễ dàng vay được vốn và được hỗ trợ lãi vay tốt. Nhóm 2 là bắt đầu bị xét duyệt hồ sơ kỹ hơn, lãi phải chịu cao hơn và nếu bị nhảy nhóm 2 quá 2 lần trong 12 tháng thì nhiều ngân hàng sẽ từ chối cho vay. Nợ Nhóm 3-4-5 là bị xếp vào nhóm nợ xấu và cực kỳ khó để vay vốn, mà theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì 3 nhóm này phải sau 5 năm trả hết các khoản nợ quá hạn mới được xét duyệt cho vay lại.

>>> Xem Những thói quen hàng ngày có thể tăng tiền điện mà bạn không biết

Do đó, khi lên kế hoạch vay vốn, chúng ta nên gửi thông tin nhờ bên ngân hàng kiểm tra trước lịch sử tín dụng cá nhân và khả năng, chính sách cho vay.

Một lưu ý nữa là khác với các khoản vay bình thường được nhân viên tín dụng trực tiếp gọi điện thoại nhắc nợ liên tục, các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng chỉ được ngân hàng chủ thẻ gửi tin nhắn hoặc email tự động nhắc nợ, vì số người dùng thẻ quá đông và các khoản chi quá nhỏ lắt nhắt. Do đó, tự bản thân mỗi người nên cài sẵn các lịch nhắc thanh toán tự động trên điện thoại hoặc máy tính.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tìm hiểu kỹ hợp đồng tín dụng với các ngân hàng và các điều khoản áp dụng của họ, để hiểu kỹ các điều kiện được áp dụng lãi khuyến mãi và khi nào sẽ bị mất khoản lãi ưu đãi này.

Phần lớn mọi người đều không đọc kỹ hợp đồng tín dụng dài hàng chục trang, trong khi hợp đồng tín dụng thường không được gửi trước mà chỉ đến khi ra phòng công chứng ký thế chấp với ngân hàng thì nhân viên ngân hàng mới đưa ta đọc nhanh để ký.

>>> Xem Đại dịch đã làm thay đổi các quy tắc tài chính cá nhân của mọi người chúng ta như thế nào ? 
>>> Xem 10 CÂU NÓI "CHẠM TỰ ÁI" BẮT BẠN PHẢI NGHĨ ĐẾN THÀNH CÔNG
>>> Xem LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾN CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC?
>>> Xem Cách chi tiêu thông minh và tiết kiệm được nhiều hơn nếu bạn biết điều này !
>>> Xem  8 mẹo tiết kiệm đơn giản đến bất ngờ, biết rồi không thể không làm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết mới nhất

Chia Sẻ Cách Quản Ly Tài Chính Cá Nhân 2022

 Là một ông bố "làm việc toàn thời gian tại nhà" và là nguồn thu nhập chính trong gia đình, Nên tôi đã có bí quyết gì để tích lũy ...